[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
Pfizer Manufacturing Belgium NV – Belgium.
Hộp 1 lọ 1ml.
Hỗn dịch tiêm.
Mỗi lọ thuốc có chứa:
– Methylprednisolone acetate 40mg/ml.
– Tá dược vừa đủ 1 lọ.
– Methylprednisolone là một Glucocorticoid hoạt lực mạnh. Nó có có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Hiệu lực chống viêm của Methylprednisolone cao hơn Prednisolon và gấp năm lần so với Hydrocortisone.
– Cơ chế tác dụng: Methylprednisolon làm giảm số lượng các tế bào lympho, bạch cầu ưa eosin, bạch cầu đơn nhân trong máu ngoại biên. Ngoài ra còn làm giảm nửa đời thải trừ của bạch cầu trung tính và ngăn cản sự thoát ra khỏi lòng mạch và đến vị trí viêm. Glucocorticoid làm giảm hoạt động của đại thực bào do đó hạn chế khả năng diệt vi sinh vật và ức chế sản sinh Interferon-gama, Interleukin-1, chất gây sốt, các yếu tố gây hoại tử chỗ và chất hoạt hóa Plasminogen.
– Tác dụng lên tế bào lympho làm giảm sản sinh Interleukin-2, làm giảm tổng hợp Prostaglandin do hoạt hóa Phospholipase A2.
– Methylprednisolon làm giảm tính thấm mao mạch do ức chế hoạt tính của Kinin và các nội độc tố vi khuẩn, làm giảm lượng Histamin giải phóng bởi bạch cầu ưa base.
Thuốc Depo – Medrol được chỉ định điều trị trong thời gian ngắn đối với các trường hợp:
– Bệnh nội tiết:
+ Suy vỏ thượng thận tiên phát hoặc thứ phát (kết hợp với Mineralocorticoid).
+ Suy vỏ thượng thận cấp tính.
+ Điều trị trước phẫu thuật, chấn thương nặng.
+ Tăng Calci máu do ung thư,…
– Bệnh thấp khớp: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp ở thiếu niên, viêm cột sống, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp do vẩy nến, viêm khớp do Gout cấp, viêm mỏm lồi cầu, viêm xương khớp sau chấn thương, viêm màng hoạt dịch,…
– Điều trị Lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa cơ, viêm tim cấp.
– Bệnh về da: bệnh Pemphigus, ban đỏ dạng cấp tính (hội chứng Stevens Johnson), viêm da tróc vảy, bệnh vẩy nến nặng, viêm da tiết bã nhờn,…
– Bệnh dị ứng: hen phế quản, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc mãn tính, dị ứng do dùng thuốc, phù thanh quản cấp tính không do nhiễm khuẩn, sốc phản vệ.
– Các bệnh về mắt: dị ứng hoặc viêm cấp tính và mãn tính nghiêm trọng ảnh hưởng đến mắt như loét giác mạc dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, zona mắt, viêm mống mắt, viêm mống mắt thể mi, viêm giác mạc,…
– Bệnh đường hô hấp: bệnh Sarcoid phổi, viêm thành phế nang nặng, viêm phổi do nhiễm khuẩn cơ hội ở bệnh nhân AIDS.
– Bệnh huyết học: thiếu máu tán huyết do tự miễn, giảm tiểu cầu thứ phát ở người lớn, thiếu máu RBC,…
– Trong điều trị ung thư: hỗ trợ điều trị bệnh bạch cầu và u lympho, bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em, cải thiện chất lượng cuộc sống ở những bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối.
– Các tình trạng phù: giúp bài niệu và giảm protein niệu trong hội chứng thận hư nguyên phát (không kèm ure máu cao), hội chứng thận hư do lupus ban đỏ.
– Bệnh đường tiêu hóa: viêm loét đại tràng và viêm ruột đợt cấp.
– Lao màng não.
– Cấy ghép nội tạng(dự phòng thải ghép).
– Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
– Trong trường hợp khẩn cấp thì nên dùng đường tiêm tĩnh mạch.
– Khi dùng thuốc liều cao qua đường tĩnh mạch, nên truyền trong thời gian ít nhất 30 phút. Liều lên đến 250 mg nên được tiêm tĩnh mạch trong thời gian ít nhất năm phút.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, có thể tham khảo liều dùng sau:
– Người lớn:
+ Liều dùng mỗi ngày tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và đáp ứng của từng bệnh nhân. Nên dùng liều khởi đầu từ 10- 500mg/ngày.
+ Trong trường hợp khẩn cấp nên tiêm tĩnh mạch liều cao. Sau khi tình trạng bệnh nhân ổn định thì giảm liều và tiếp tục điều trị bằng Methylprednisolone dạng uống.
+ Đối với bệnh nhân điều trị kéo dài với thuốc Depo – Medrol thì cần giảm liều dần dần trước khi ngừng dùng thuốc.
– Người già:
+ Thuốc được sử dụng chủ yếu với các trường hợp cấp tính và trong thời gian ngắn.
+ Khi dùng thuốc ở bệnh nhân cao tuổi cần được theo dõi liên tục để phòng ngừa tác dụng phụ nguy hiểm.
– Trẻ em
+ Bệnh huyết học, thấp khớp, bệnh thận và da: liều thông thường là 30 mg/kg, tối đa 1g/ngày. Có thể dùng lặp lại sau 3 ngày.
+ Điều trị dự phòng phản ứng thải ghép nội tạng: liều thông thường là 10 – 20 mg/kg, tối đa 1g/ngày, dùng trong 3 ngày.
+ Bệnh hen: liều khuyến cáo là 1-4 mg/kg/ngày, dùng trong 1-3 ngày.
+ Liều ở trẻ sơ sinh và trẻ em có thể giảm nhưng phải được điều chỉnh theo mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như khả năng đáp ứng điều trị. Để điều trị bệnh hiệu quả thì liều ở trẻ em không được nhỏ hơn 0,5 mg/kg/ngày.
– Triệu chứng:
+ Ngộ độc tính cấp và rối loạn chuyển hóa Glucocorticoid rất hiếm xảy ra. Quá liều cấp tính có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh đã có từ trước như: loét đường tiêu hóa, rối loạn điện giải, nhiễm trùng, tiểu đường và phù nề.
+ Nếu dùng Methylprednisolon liều cao trong thời gian dài có thể gây hoại tử gan và tăng amylase.
+ Nếu tiêm tĩnh mạch Methylprednisolon liều cao có thể xuất hiện loạn nhịp tim, loạn nhịp thất và ngừng tim.
+ Dùng thuốc thường xuyên trong một thời gian dài có thể mắc hội chứng Cushing.
+ Nếu ngừng thuốc đột ngột có thể gây ức chế tuyến thượng thận.
– Xử trí: không có thuốc giải độc cụ thể trong trường hợp quá liều. Dùng các biện pháp điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Trong nhiễm độc mãn tính cần bổ sung kịp thời nước và điện giải.
Thuốc Depo – Medrol không được dùng trong một số trường hợp sau:
– Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
– Các nhiễm khuẩn nặng (trừ sốc nhiễm khuẩn và lao màng não).
– Tổn thương da do virus, nấm hoặc lao.
– Đang dùng vaccin sống.
– Tiêm vào tủy sống, ngoài màng cứng hoặc bất cứ đường dùng không xác định nào khác.
Khi dùng thuốc Depo – Medrol có thể xuất hiện một số tác dụng phụ sau:
– Nhiễm trùng: do tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch do đó có thể che giấu các nhiễm trùng tiềm ẩn, nhiễm trùng cơ hội…
– Rối loạn máu: giảm bạch cầu lympho.
– Hệ miễn dịch: phản ứng quá mẫn có thể xảy ra như sốc phản vệ.
– Rối loạn nội tiết: có thể mắc hội chứng Cushing, ức chế trục tuyến yên-thượng thận.
– Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: giữ natri, giữ nước, nhiễm kiềm, giảm kali huyết, rậm lông, tăng ham muốn tình dục, tăng trọng lượng cơ thể, cân bằng nitơ âm do dị hóa protein, giảm calci huyết, ức chế sự phát triển ở trẻ em, làm nặng thêm bệnh tiểu đường.
– Hệ thần kinh: kích thích, hưng phấn, trầm cảm, thay đổi tâm trạng, hưng cảm, ảo giác, rối loạn hành vi, khó chịu, lo âu, rối loạn giấc ngủ, động kinh và rối loạn chức năng nhận thức,…
– Rối loạn mắt: tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, glocom,…
– Rối loạn tim mạch: suy tim sung huyết, vỡ cơ tim sau nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, phù, tăng huyết áp…
– Rối loạn tiêu hóa: khó tiêu, chướng bụng, loét thực quản – dạ dày, viêm thực quản, thủng và xuất huyết dạ dày – ruột, viêm tụy, buồn nôn, nôn.
– Da: chậm lành vết thương, xuất hiện đốm xuất huyết, máu bầm, làm da mỏng, teo da, thâm tím, tăng sắc tố mô, mụn trứng cá.
– Rối loạn cơ xương: yếu cơ, loãng xương, gãy xương cột sống có chèn ép, gãy xương bệnh lý, hoại tử vô khuẩn, vỡ gân (đặc biệt gân Achilles).
– Có thể nhiễm trùng tại vị trí tiêm do không tuân thủ các quy tắc vô trùng.
– Ngưng thuốc đột ngột sau đợt điều trị kéo dài có thể dẫn đến suy thượng thận cấp tính, hạ huyết áp và tử vong.
Xử trí ADR:
– Nếu dùng thuốc trong thời gian dài thì phải giảm liều từ từ, không ngừng thuốc đột ngột.
– Dự phòng loét dạ dày – tá tràng bằng các thuốc kháng H2-histamin khi dùng thuốc liều cao.
– Dùng thuốc dài ngày cần dùng bổ sung Calci để dự phòng loãng xương.
– Những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật có thể phải dùng bổ sung Glucocorticoid do stress làm giảm hoặc do ức chế trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận.
Thuốc Depo – Medrol có thể xảy ra tương tác với các thuốc sau:
– Barbiturates, Aminoglutethimide, Rifampicin, Phenytoin: khi dùng đồng thời với Depo – Medrol có thể làm tăng chuyển hóa và dẫn đến giảm tác dụng của Corticoid.
– Các thuốc làm giảm nồng độ Kali (Amphotericin B, thuốc lợi tiểu): khi dùng đồng thời với những thuốc này, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ để phát hiện tình trạng hạ Kali máu.
– Macrolid và thuốc chẹn kênh Canxi: các thuốc này có thể ức chế quá trình chuyển hóa Methylprednisolone dẫn đến làm giảm độ thanh thải của thuốc. Do đó, điều chỉnh liều Methylprednisolone để tránh gây độc tính.
– Các thuốc kháng Cholinesterase và Methylprednisolone: khi dùng đồng thời với Methylprednisolone có thể làm trầm trọng thêm tình trạng yếu cơ ở những bệnh nhân nhược cơ.Nên được ngừng sử dụng các thuốc này ít nhất 24 giờ trước khi bắt đầu điều trị Methylprednisolone.
– Warfarin: Methylprednisolone có thể gây ức chế tác dụng của Warfarin. Do đó, các chỉ số đông máu cần được theo dõi thường xuyên để duy trì tác dụng mong muốn.
– Đối với bệnh tiểu đường: Methylprednisolone có thể làm tăng nhu cầu Insulin và thuốc hạ đường huyết. Phối hợp Methylprednisolon với những thuốc lợi tiểu Thiazid làm tăng nguy cơ bất dung nạp Glucose.
– Ciclosporin: Có thể xuất hiện co giật khi dùng đồng thời Methylprednisolone và Ciclosporin.
– Glycosid digitalis: khi dùng đồng thời với Methylprednisolone có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim do hạ Kali huyết.
– Estrogen và các thuốc tránh thai: Estrogen có thể làm giảm sự chuyển hóa qua gan của Methylprednisolone, do đó làm tăng nồng độ Corticosteroid.
– Thuốc cảm ứng enzym gan (Barbiturate, Phenytoin, Carbamazepin, Rifampin): các thuốc gây cảm ứng enzym Cytochrome P450 3A4 làm tăng cường sự chuyển hóa của các Corticosteroid.
– Ketoconazole: khi dùng chung có thể làm giảm sự chuyển hóa Corticosteroid, dẫn đến làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.
– Các thuốc NSAID: khi dùng đồng thời với Methylprednisolone có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa.
– Phụ nữ có thai:
Nghiên cứu cho thấy dùng Corticosteroid liều cao ở động vật mang thai có thể gây ra dị tật thai. Tuy nhiên, khi dùng trên người thì không gây những tác dụng này.
Do tính an toàn của thuốc khi dùng ở phụ nữ có thai chưa được xác định nên hạn chế dùng thuốc ở đối tượng này. Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
– Bà mẹ cho con bú:
Corticosteroid bài tiết qua sữa mẹ có thể ngăn cản sự phát triển của trẻ bú mẹ và làm rối loạn sản xuất Glucocorticoid nội sinh.
Cân nhắc lợi ích và khả năng tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Khi dùng thuốc có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, rối loạn tầm nhìn, mệt mỏi. Do đó, bệnh nhân nên cẩn trọng khi lái xe và sử dụng máy móc.
– Bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng, ở nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30°C.
– Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
Thuốc Depo – Medrol hiện được bày bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc với giá bán dao động từ 40.000-50.000 đồng/lọ. Để mua được thuốc giá rẻ, uy tín và chất lượng, bạn có thể liên hệ trực tiếp tại website của công ty hoặc số hotline.
– Tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch tốt.
– Dạng thuốc tiêm tác dụng nhanh, phù hợp với nhiều đối tượng.
– Thuốc có giá thành tương đối rẻ.
– Hạn chế dùng được cho bà mẹ mang thai và cho con bú.
– Nhiều tác dụng phụ.
– Nhiều tương tác thuốc khi phối hợp.
– Thuốc sử dụng đường tiêm, phải được thực hiện bởi nhân viên y tế.
– Có nguy cơ gây phản ứng phản vệ.
Nguồn: https://bmgf-mic.vn/thuoc-depo-medrol-40mg-co-tac-dung-gi-gia-bao-nhieu-mua-o-dau/
Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam.
Hộp 1 chai 30ml.
Si rô.
Trong 1ml thuốc Bostanex siro 30ml chứa:
– Desloratadine 0,5mg.
– Tá dược: đường, Acid Citric, Natri Citrat, Natri Benzoat, màu vàng, Dinatri Edetat, vị trái cây, nước cất vừa đủ 1ml.
– Là chất đối kháng với Histamin H1 ngoại biên.
– Ức chế giải phóng các Cytokine tiền viêm nên ngăn chặn sự xảy ra phản ứng viêm, dị ứng.
– Giải phóng Histamin, làm nhẹ đi biểu hiện của bệnh mày đay.
– Làm giảm tình trạng sổ mũi, ngứa mũi, ngạt mũi, ngứa mắt, hắt xì, ngứa họng.
Thuốc được chỉ định để giảm nhẹ các biểu hiện của:
– Viêm mũi dị ứng.
– Nổi mày đay.
– Thuốc dùng đường uống.
– Sử dụng ống đong thể tích đi kèm để đong liều chính xác.
– Dùng trong hoặc ngoài bữa ăn.
– Dùng thuốc mỗi ngày 1 lần, nên uống vào 1 khoảng thời gian cố định.
– Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: mỗi ngày dùng 10ml.
– Trẻ từ 6-11 tuổi: mỗi ngày dùng 5ml.
– Trẻ 1-5 tuổi: mỗi ngày dùng 2,5ml.
– Quên liều: bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng thuốc theo đúng lịch trình đã định. Không được dùng gấp đôi liều để bù lại liều đã quên.
– Quá liều:
+ Triệu chứng: một nghiên cứu khi dùng thuốc với liều gấp 9 lần liều thông thường vẫn không có biểu hiện lâm sàng.
+ Xử trí: điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Khi có biểu hiện bất thường, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Không nên dùng thuốc cho người bị quá mẫn với Desloratadine, Loratadin hay bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc.
– Thường gặp:
+ Mất ngủ.
+ Đau đầu.
+ Khô miệng.
+ Tiêu chảy.
+ Sốt.
+ Mệt mỏi.
– Ít gặp:
+ Ra nhiều mồ hôi.
+ Ngứa, mày đay.
+ Nổi mẩn.
– Hiếm gặp:
+ Chóng mặt.
+ Buồn ngủ.
+ Sốc phản vệ.
+ Phù mạch.
+ Đau cơ.
+ Viêm gan.
+ Buồn nôn.
+ Tim đập nhanh.
+ Ảo giác.
– Không tìm thấy tương tác có ý nghĩa lâm sàng.
– Thức ăn, nước ép bưởi: không ảnh hưởng hấp thu thuốc.
– Rượu: không dung nạp rượu, ngộ độc.
– Đối với phụ nữ mang thai: các thử nghiệm trên cả động vật và người đều không cho thấy tác động có hại của thuốc. Tuy nhiên vẫn chưa thể khẳng định tính an toàn của thuốc. Cần cân nhắc sử dụng khi lợi ích vượt trội những nguy hiểm có thể xảy ra. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
– Đối với bà mẹ cho con bú: Desloratadin được bài tiết vào sữa mẹ. Vì thế, cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho đối tượng này.
Thuốc không gây ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, người bệnh đang dùng thuốc vẫn nên cẩn trọng khi làm những việc đòi hỏi sự tỉnh táo.
Cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân bị suy thận nặng, đái tháo đường, đang trong chế độ ăn kiêng Natri.
– Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30 độ C.
– Tránh ẩm, tránh ánh sáng.
– Để thuốc xa tầm với của trẻ em và vật nuôi trong nhà.
Hiện nay, thuốc Thuốc Bostanex siro 30ml đang có giá dao động trên thị trường khoảng từ 50.000 đến 60.000 VNĐ. Nếu có nhu cầu mua thuốc xin hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline để mua được thuốc với chất lượng thuốc tốt và giá cả hợp lý.
– Các tương tác thuốc đã được ghi nhận là không đáng kể.
– Có ống đong thể tích đi kèm, giúp người bệnh dễ dàng đong liều chính xác.
– Không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến sự tỉnh táo và khả năng làm việc.
– Việc sử dụng thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
– Thời gian bán thải dài (27 tiếng), phù hợp với liều dùng mỗi ngày 1 lần, tránh phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày.
– Thuốc được bài tiết qua sữa mẹ.
– Dạng siro nên độ ổn định kém hơn dạng thuốc viên.
Nguồn: https://bmgf-mic.vn/thuoc-bostanex-30ml-gia-bao-nhieu-mua-o-dau-co-tac-dung-gi/
Công ty cổ phần tập đoàn Merap – Việt Nam
Hộp 1 lọ 60 liều
Hỗn dịch xịt mũi
Mỗi lọ Meseca có chứa:
– Fluticason propionat 50mcg/0,5m.
– Tá dược: microcrystallin cellulose, natri carboxymethylcellulose, tween 80, dextrose, benzalkonium clorid, phenylethyl alcol, HCL, nước cất.
Fluticason propionat là một corticosteroid tổng hợp, có nguyên tử flo gắn vào khung steroid và có ái lực rất cao với thụ thể glucocorticoid. Thuốc có tác dụng chống viêm, chống dị ứng với cơ chế như sau:
– Chống viêm: làm giảm tổng hợp chất trung gian gây viêm là leucotrien và prostaglandin. Ngoài ra còn có tác dụng ức chế dòng bạch cầu đơn nhân, đa nhân, lympho bào đi vào mô để gây khởi phát phản ứng viêm.
– Chống dị ứng: thuốc ức chế phospholipase C, làm giảm giải phóng histamin và các chất trung gian hoá học gây dị ứng.
Từ đó thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng dị ứng như ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi và phù.
Thuốc Meseca được chỉ định trong các trường hợp sau:
– Dự phòng và điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm.
– Kiểm soát triệu chứng đau và căng xoang trong viêm mũi dị ứng.
– Meseca được dùng theo đường xịt vào trong mũi.
– Cần sử dụng thường xuyên để có hiệu quả đầy đủ.
– Cần giải thích cho bệnh nhân về hiệu quả của thuốc không xuất hiện ngay do tác dụng mạnh nhất chỉ có thể đạt được sau 3-4 ngày điều trị.
– Trước khi ống xịt Meseca được sử dụng lần đầu:
+ Ống thuốc phải được bơm thuốc.
+ Lắc chai thuốc và xịt vào không khí cho đến khi đạt được dạng xịt đồng nhất.
+ Nếu sau 24 giờ mới dùng liều tiếp theo, ống thuốc phải được bơm lại. Lần này chỉ cần xịt một lần vào không khí là đủ.
– Các bước sử dụng ống xịt:
+ Hỉ mũi sạch. Lắc chai thuốc. Mở nắp bảo vệ.
+ Cầm ống thuốc thẳng đứng hướng lên.
+ Đặt đỉnh ống thuốc vào lỗ mũi và bơm theo liều chỉ định. Tương tự bơm thuốc vào mũi bên kia.
+ Đậy nắp bảo vệ lại.
+ Rửa sạch
– Lưu ý phải thường xuyên rửa sạch các bộ phận bằng nhựa.
+ Mở nắp bảo vệ và tháo phần đầu xịt vào mũi.
+ Rửa sạch các phần bằng nhựa này trong nước ấm.
+ Để các phần bằng nhựa khô hoàn toàn trong không khí trước khi đậy nắp lại.
Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên:
– Liều: xịt 2 liều vào mỗi bên mũi x 1 lần/ngày vào buổi sáng.
– Trong trường hợp cần thiết: xịt 2 liều vào mỗi bên mũi x 2 lần/ngày.
– Liều tối đa: không vượt quá 4 liều cho mỗi bên mũi.
Trẻ em từ 4-12 tuổi:
– Liều: xịt 1 liều vào mỗi bên mũi x 1 lần/ngày vào buổi sáng.
– Trong trường hợp cần thiết: xịt 1 liều vào mỗi bên mũi x 2 lần/ngày.
– Liều tối đa: không vượt quá 2 liều cho mỗi bên mũi.
Người cao tuổi: không cần hiệu chỉnh liều.
Bệnh nhân suy gan hoặc suy thận: không cần hiệu chỉnh liều.
Không có dữ liệu về ảnh hưởng của tình trạng quá liều cấp tính hoặc mạn tính khi dùng Meseca dạng xịt mũi.
Nếu dùng liều cao hơn liều khuyến cáo trong một khoảng thời gian dài có thể ức chế tạm thời chức năng thận. Với những bệnh nhân này nên tiếp tục dùng thuốc ở liều điều trị có hiệu quả để kiểm soát triệu chứng, chức năng thận sẽ hồi phục trong vào ngày và có thể theo dõi bằng cách định lượng cortisol huyết tương.
Meseca không được dùng trong các trường hợp quá mẫn với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Sử dụng Meseca gây ít tác dụng phụ, hay gặp nhất là quá mẫn hoặc kích ứng tại chỗ. Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp là:
– Thường gặp:
+ Đường hô hấp: Chảy máu cam, nóng rát mũi, nước mũi có máu, viêm họng, kích thích mũi và ngạt mũi.
+ Khác: Đau đầu, mùi vị gây khó chịu.
– Ít gặp:
+ Đường hô hấp: Hắt hơi, chảy mũi, khô mũi, viêm xoang, viêm phế quản, loét mũi, tổn thương vách mũi.
+ Khác: Chóng mặt, bệnh về mắt, vị khó chịu, buồn nôn, nôn, nổi mày đay.
– Hiếm gặp:
+ Đường hô hấp: Nhiễm nấm Candida ở mũi và/hoặc họng, co thắt phế quản.
+ Khác: Đục thủy tinh thể, glôcôm.
Cần chú ý khi sử dụng Meseca cùng với các thuốc ức chế enzym CYP3A4 (Ketoconazol, Ritonavir) vì có thể làm tăng nhẹ nồng độ thuốc, tăng nguy cơ tác dụng phụ toàn thân.
– Phụ nữ có thai: dữ liệu an toàn khi sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai còn hạn chế. Cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng.
– Bà mẹ cho con bú: chưa có dữ liệu về sự bài tiết của thuốc vào sữa mẹ. Cân nhắc trước kĩ khi sử dụng.
Chưa có bằng chứng cho thấy thuốc gây ảnh hưởng tới người lái xe hoặc vận hành máy móc.
Bảo quản
– Ở nhiệt độ dưới 30oC.
– Nơi khô, tránh ánh sáng.
Hiện nay, thuốc đang được bán nhiều trên thị trường. Nếu bạn đang muốn có một sản phẩm chính hãng, chất lượng tốt, giá cả phải chăng hãy liên hệ với chúng tôi để có sự lựa chọn tốt nhất.
– Dùng đường tại chỗ, hạn chế tác dụng không mong muốn toàn thân.
– Sử dụng liều chính xác do dụng cụ bơm phun định liều.
Bài viết Vai trò của thông khí hỗ trợ áp lực không xâm lấn qua mũ trùm đầu ở Bệnh nhân COVID-19 được dịch bởi Bác sĩ Đặng Thanh Tuấn từ bài viết gốc: Role of Helmet-Delivered Noninvasive Pressure Support Ventilation in COVID-19 Patients
Giống như những người tiền nhiệm của nó, coronavirus gây hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS-CoV) và coronavirus gây hội chứng hô hấp Trung Đông, SARS-CoV-2 là một loại coronavirus có thể truyền sang người và gây ra các bệnh hô hấp nghiêm trọng. Kể từ ngày 4 tháng 6 năm 2020, có hơn 6,56 triệu bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 được báo cáo trên toàn cầu, dẫn đến ít nhất 388.000 trường hợp tử vong. Căn bệnh liên quan đến nhiễm SARS-CoV- 2 hiện được gọi là coronavirus-2019 (COVID-19). Mặc dù hầu hết các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 gây ra các triệu chứng rất nhẹ, nhưng khoảng 5% bệnh nhân phát triển hội chứng nguy kịch hô hấp cấp tính (ARDS), với một số trường hợp tiến triển thành rối loạn chức năng đa cơ quan. Căn bệnh này được ghi nhận là có tỷ lệ tử vong theo trường hợp từ 1% đến 4%. Chỉ trong hơn 1 tháng, COVID-19 đã trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ vào năm 2020, vượt qua cả bệnh tim và ung thư. Hiện nay, nhiều bệnh viện trên thế giới đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu về máy thở cơ học và mở rộng công suất của đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU). Khả năng dự trữ cho máy thở là cần thiết vì dự kiến sẽ có sự gia tăng đột biến ở bệnh nhân giảm oxy máu do COVID-19 tiến triển và không chắc chắn về tương lai khi các mùa thay đổi. Mục đích của bài xã luận độc lập này là để xem xét vai trò của thông khí không xâm lấn áp lực dương liên tục (CPAP) được cung cấp bởi mũ trùm đầu (helmet) như một biện pháp hỗ trợ cho thở máy ở những bệnh nhân cần hỗ trợ hô hấp cho COVID- 19.
Tuyên bố đồng thuận gần đây “Surviving Sepsis Campaign: Hướng dẫn quản lý người lớn bị bệnh hiểm nghèo mắc bệnh do Coronavirus 2019” đã đồng ý rằng sau khi nhập viện COVID- 19, tình trạng của mỗi bệnh nhân có thể tiến triển với một tốc độ thay đổi để phục hồi, với nhu cầu oxy tối thiểu và không hỗ trợ thở máy, hoặc tiến trình bệnh xấu đi và nhu cầu gia tăng NIV và thở máy.6 Khi xác định tiến triển COVID-19, khuyến cáo quản lý chăm sóc quan trọng hiện tại là bắt đầu đặt nội khí quản sớm và thở máy. Khuyến cáo này nhằm mục đích tránh đặt nội khí quản khẩn cấp ở bệnh nhân mất bù nhanh nên tình trạng giảm oxy máu trầm trọng hơn nếu đặt nội khí quản bị trì hoãn. Khuyến nghị này cũng nhằm mục đích kiểm soát nguồn, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo từ các hạt vi rút dạng giọt bắn và khí dung cho các bệnh nhân và nhân viên y tế khác (nhân viên y tế ). Tất cả những người được điều tra về COVID-19 và tất cả bệnh nhân dương tính với COVID-19 nên đeo khẩu trang. Tất cả nhân viên y tế nên đeo thiết bị bảo hộ cá nhân phòng ngừa giọt bắn và tiếp xúc với các thiết bị bảo hộ cá nhân để tạo ra rào cản cơ học đối với sự lây lan của giọt bắn và lý tưởng là cách bệnh nhân hơn 2 mét. Cần thiết trong bất kỳ quy trình y tế tạo khí dung nào ở những bệnh nhân này. Các khuyến nghị này dựa trên các báo cáo rằng 11% bệnh nhân bị bệnh nặng ở Vũ Hán, Trung Quốc, yêu cầu ống thông mũi lưu lượng cao (HFNC, high-flow nasal cannulae) và điều này làm tăng nguy cơ khí dung vi rút và truyền theo giọt bắn. Trong khi HFNC gây ra những rủi ro đáng kể cho người cung cấp dịch vụ, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân liên quan đến thở máy cũng đáng kể. Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 trên 65 tuổi ở Seattle, WA, khu vực ít nhất là 62%. Một báo cáo gần đây từ kinh nghiệm ở New York cho thấy tỷ lệ tử vong liên quan đến đặt nội khí quản và thở máy ở 5.700 bệnh nhân nhập viện với COVID-19 là 76% ở những người từ 18 đến 65 tuổi và 87% ở những bệnh nhân trên 65 tuổi.
Bảng 1. COVID-19 Loại L và Loại H. Mục tiêu của liệu pháp CPAP bằng mũ trùm đầu NIV, và chỉ định bắt đầu đặt nội khí quản và thông khí Cơ học | ||
Các kiểu hình của COVID-19 | ARDS không điển hình hoặc loại L | ARDS hoặc loại H điển hình |
Đặc điểm lâm sàng | Giảm oxy máu kèm theo độ giãn nở phổi cao và ít khó thở | Hạ oxy máu kèm theo mất khoang khí phế nang, phổi sung huyết và khó thở |
Cơ học phổi | Độ đàn hồi thấp, tỷ lệ thông khí-tưới máu thấp, trọng lượng phổi thấp trên CT, trọng lượng phổi thấp và mô phổi được thông khí hợp lý | Độ đàn hồi cao, shunt từ phải sang trái cao, trọng lượng phổi cao và khả năng huy động nhu mô phổi cao |
Hỗ trợ hô hấp | Liệu pháp CPAP mũ trùm đầu NIV được khuyến nghị ở Ý | Đặt nội khí quản và thở máy |
Mục tiêu hỗ trợ hô hấp | Nỗ lực hô hấp nhẹ đến trung bình, nhịp thở bình thường | Các chiến lược thông khí: Thể tích khí lưu thông thấp thì tốt hơn, PEEP thấp và áp lực cao nguyên thấp để ngăn ngừa VILI |
Dấu hiệu cải thiện | PaCO2 từ bình thường đến tăng, nhịp hô hấp thấp, duy trì tỷ lệ PaO2/FiO2 là 150 | Giảm nhu cầu hỗ trợ thở máy, cai máy thở |
Cần đặt nội khí quản và thở máy | Tăng nhịp hô hấp, bệnh nhân gắng sức thở và thở quá mức, PaCO2 thấp, FiO2 > 80% sau 1 giờ bắt đầu điều trị CPAP mũ trùm đầu |
Các đặc điểm thông thường của ARDS điển hình, gần đây được gọi là “loại H”, ở bệnh nhân COVID-19 là độ giãn nở phổi ngày càng xấu đi đòi hỏi nồng độ oxy hít vào (FiO2) tăng lên, áp lực dương cuối thì thở ra (PEEP) cao, thông khí nằm sấp, an thần và giãn cơ, và hỗ trợ thuốc tăng co bóp. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy một nhóm nhỏ bệnh nhân COVID-19 có ARDS không điển hình, gần đây được gọi là ARDS “loại L”, giảm oxy máu nặng nhưng cơ học phổi được bảo tồn tốt, độ giãn nở phổi tốt và sung huyết phổi thấp (Bảng 1). Các yêu cầu hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân COVID-19 có sinh lý ARDS hô hấp không điển hình loại L có thể yêu cầu các nguyên tắc hỗ trợ hô hấp khác với những nguyên tắc thường được cung cấp cho những bệnh nhân có ARDS cổ điển kiểu H điển hình. Do đó, một số người ủng hộ chiến lược thông khí tập trung vào nguyên tắc ít hơn là nhiều. Nên thực hiện thở máy với thể tích khí lưu thông thấp, áp lực bình nguyên thấp và mức PEEP thấp, mặc dù với FiO2 cao hơn. Người ta cho rằng tình trạng giảm oxy máu ở nhóm bệnh nhân COVID-19 này có phổi độ giãn nở tốt hơn có thể là do một shunt lớn, thứ phát do mất cơ chế bảo vệ điều hòa tưới máu phổi và mất cơ chế co mạch phổi do thiếu oxy và vi huyết khối trong mạch. Do rối loạn đông máu trong bệnh này, kháng đông trong các phác đồ điều trị là một phương thức điều trị quan trọng trong COVID- 19. Thực tế là nhiều bệnh nhân COVID-19 mắc ARDS loại L có độ giãn nở phổi tốt cho thấy độ bão hòa oxy được cải thiện khi nằm sấp có thể liên quan đến việc cải thiện tưới máu phổi và lực của trọng lực ảnh hưởng đến lưu lượng máu phổi.
Tỷ lệ tử vong cao liên quan đến đặt nội khí quản và thở máy ở bệnh nhân COVID-19, cùng với mối quan tâm về nguy cơ lây truyền qua đường khí dung cho NVYT thông qua các hình thức truyền thống của NIV, đã dẫn đến các câu hỏi sau: “Bệnh nhân COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình được đặt nội khí quản quá sớm để hạn chế các hạt vi rút dạng khí dung và giọt bắn, và điều này có khả năng làm chậm hoặc làm trầm trọng thêm sự hồi phục của một số bệnh nhân? và“ Vai trò của CPAP qua NIV với giao diện mũ trùm đầu để hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân COVID-19 như thế nào trong việc hạn chế sự phát tán của các hạt virus qua đường khí dung và có khả năng tránh được việc đặt nội khí quản?”
Lý do chính của việc đặt nội khí quản sớm hơn là bắt đầu bằng hỗ trợ NIV ở bệnh nhân COVID-19 là để hạn chế khả năng tạo khí dung ở bệnh nhân COVID-19 đang được sử dụng HFNC và NIV, như đã được báo cáo trong kinh nghiệm ban đầu của Trung Quốc. Các quy trình trên đường thở ở những bệnh nhân này đều được phân loại như các thủ thuật tạo khí dung y tế (MAGP, medical aerosol-generating procedure). Các MAGP này bao gồm thông khí bóp bóng qua mặt nạ, NIV và HFNC, đặt nội khí quản hoặc hút đàm, nội soi phế quản, vận chuyển, thay ống mở khí quản và thông khí dao động tần số cao.
Được biết, NIV có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hô hấp. Một đánh giá hệ thống gần đây và phân tích tổng hợp kết luận rằng NIV có thể cải thiện khả năng sống sót trong điều kiện chăm sóc cấp tính khi nó được áp dụng sớm cho trường hợp suy hô hấp; tuy nhiên, lợi ích sẽ mất đi khi sử dụng quá muộn trong tình trạng suy giảm hô hấp. CPAP là một chế độ trong NIV được sử dụng để điều trị suy hô hấp cấp giảm oxy máu (hARF). Phương thức hỗ trợ hô hấp này mang lại áp lực đường thở dương không đổi trong cả khi hít vào và thở ra.
CPAP qua mũ trùm đầu là một phương pháp hỗ trợ đường thở quan trọng và dựa trên bằng chứng. Mặc dù nó không nhằm thay thế đặt nội khí quản và hỗ trợ thở máy ở bệnh nhân nặng, CPAP qua mũ trùm đầu có thể được sử dụng cho nhiều bệnh nhân hơn số bệnh nhân có thể đặt nội khí quản và hạn chế sự phát tán của các hạt vi-rút dạng khí dung trong mũ trùm đầu. Việc xác định bệnh nhân nào sẽ tiến triển nhanh chóng từ bệnh hô hấp nhẹ, hoặc dạng suy hô hấp có độ giãn nở tốt hơn, loại L, chuyển thành ARDS loại H trong COVID-19, thường không rõ ràng trong giai đoạn đầu của bệnh. Các tài liệu gần đây cho thấy mặc dù chỉ có 10% đến 14% bệnh nhân COVID-19 cần ICU, nhưng 60% đến 70% trong số đó sẽ phát triển ARDS tiến triển và 20% đến 25% sẽ cần đặt nội khí quản và thở máy.
CPAP qua mũ trùm đầu, như được sử dụng ở Ý, có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân. Nó hỗ trợ hô hấp tốt ở những bệnh nhân bị mắc bệnh mức độ vừa trong giai đoạn đầu của bệnh. Những bệnh nhân này vẫn có thể tự thở tốt nhưng vẫn thiếu oxy đáng kể mặc dù đã được điều trị thông thường. Mũ trùm đầu có thể được lắp ở giai đoạn này. Nó cung cấp sự gia tăng đáng kể nồng oxy hít vào cùng với CPAP lên đến 10 cmH2O thông qua việc điều chỉnh với máy CPAP truyền thống hoặc oxy tường được điều chỉnh bởi một thiết bị đơn giản. Nó hơn nữa cho phép bệnh nhân tự điều chỉnh để cải thiện quá trình oxy hóa, hạn chế nhu cầu nhiều nhân viên thực hiện việc này ở bệnh nhân được đặt nội khí quản. Mũ trùm đầu cho phép tạo ra một phương tiện an toàn để chứa các hạt vi rút giọt bắn và hạt khí dung bằng cách sử dụng bộ lọc trao đổi nhiệt – ẩm trên các nhánh hít vào và thở ra của mũ trùm đầu. Sự thoải mái của mũ trùm đầu cũng hạn chế nhu cầu sử dụng thuốc an thần và hỗ trợ thuốc tăng co bóp cơ tim sau đó so với đặt nội khí quản. Với việc sử dụng mũ trùm đầu, nhu cầu đặt nội khí quản sớm nhanh chóng thường có thể được trì hoãn một cách an toàn trong khi bệnh nhân được quan sát cẩn thận xem có cải thiện bệnh tật hoặc tình trạng xấu đi hay không. Điều này có thể cho phép tránh đặt nội khí quản ở một số ít bệnh nhân.
Dữ liệu trước đây ủng hộ việc sử dụng CPAP đội mũ trùm đầu như một phương pháp tiếp cận dựa trên bằng chứng an toàn và hiệu quả đối với suy hô hấp. Một phân tích tổng hợp độc lập, bao gồm các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên ở Ý, cho thấy CPAP qua mũ trùm đầu là một phương thức hỗ trợ hô hấp có lợi khi được sử dụng cho đúng chỉ định. CPAP của mũ trùm đầu làm tăng đáng kể PaO2/FiO2 (chênh lệch trung bình 73,40, khoảng tin cậy 95% (KTC 95%) 43,92-102,87; p <0,00001) và giảm mức carbon dioxide trong động mạch (chênh lệch trung bình –1,92, KTC 95% –3,21 đến –0,63; p = 0,003), tỷ lệ đặt nội khí quản (nguy cơ tương đối 0,21, KTC 95% 0,11-0,40; p <0,00001), và tỷ lệ tử vong khi nhập viện (nguy cơ tương đối 0,22, KTC 95% 0,09-0,50; p = 0,0004) trong 4 nghiên cứu bao gồm 377 bệnh nhân. Do các chẩn đoán lâm sàng đa dạng và sự thay đổi về thời gian phân tích khí máu trong các nghiên cứu, các tác giả đã đề xuất thêm các thử nghiệm ngẫu nhiên lớn có đối chứng để kiểm tra kết quả của CPAP qua mũ trùm đầu đối với hARF một cách chặt chẽ hơn. Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đơn trung tâm với 83 bệnh nhân ARDS cần NIV đã được tiến hành tại ICU y tế tại Đại học Chicago từ ngày 3 tháng 10 năm 2012 đến ngày 21 tháng 9 năm 2015. Bệnh nhân được chỉ định ngẫu nhiên để nhận CPAP qua mũ trùm đầu hoặc mặt nạ. Thử nghiệm đã kết thúc sớm vì nhánh mũ trùm đầu được phát hiện là vượt trội hơn. Tỷ lệ đặt nội khí quản là 61,5% (n = 24) đối với nhóm mặt nạ và 18,2% (n = 8) đối với nhóm mũ trùm đầu (chênh lệch tuyệt đối –43,3%; KTC 95% –62,4% đến –24,3%; p <0,001). Số ngày không thở máy cũng lớn hơn đáng kể ở nhóm đội mũ trùm đầu (28 v 12,5; p <0,001). Tại thời điểm 90 ngày, 15 bệnh nhân (34,1%) ở nhóm đội mũ trùm đầu tử vong so với 22 bệnh nhân (56,4%) ở nhóm mặt nạ (chênh lệch tuyệt đối –22,3%; KTC 95% –43,3 đến –1,4; p = 0,02). Các sự kiện bất lợi bao gồm 3 vết loét da liên quan đến giao diện cho mỗi nhóm (tức là, 7,6% trong nhóm mặt nạ bị loét mũi và 6,8% trong nhóm đội mũ trùm đầu bị loét cổ). Một đánh giá hệ thống bổ sung vào năm 2016 bao gồm 11 nghiên cứu liên quan đến 621 bệnh nhân nhận thấy tỷ lệ tử vong chung tại bệnh viện là 17,53% ở nhóm NIV mũ trùm đầu so với 30,67% ở nhóm chứng. Sử dụng mũ trùm đầu CPAP có liên quan đến tỷ lệ tử vong tại bệnh viện thấp hơn (tỷ lệ chênh lệch [OR] 0,43, KTC 95% 0,26-0,69; p = 0,0005), tỷ lệ đặt nội khí quản (OR 0,32, KTC 95% 0,21-0,47; p <0,00001), và biến chứng (OR 0,6, KTC 95% 0,4-0,92; p = 0,02). Ngược lại, không có sự khác biệt đáng kể về trao đổi khí và thời gian nằm ICU (p> 0,05). Phân tích nhóm phụ cho thấy mũ trùm đầu làm giảm tỷ lệ tử vong chủ yếu ở bệnh nhân hARF (p <0,05) và tỷ lệ đặt nội khí quản thấp hơn. Ngoài ra, ảnh hưởng của mũ trùm đầu đối với áp lực riêng phần của carbon dioxide bị ảnh hưởng bởi loại suy hô hấp cấp tính và chế độ thông khí (p <0,00001). Các tác giả trong nghiên cứu này kết luận rằng NIV đội mũ trùm đầu có liên quan đến giảm tỷ lệ tử vong tại bệnh viện và nhu cầu đặt nội khí quản. Mũ trùm đầu có hiệu quả như mặt nạ trao đổi khí mà không có thêm lợi thế nào khác. Cần có các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên lớn để cung cấp bằng chứng chắc chắn hơn.
Bệnh nhân bị COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình hoặc ARDS loại L được hỗ trợ ban đầu với HFNC, CPAP thấp hoặc NIV phải được theo dõi rất chặt chẽ về bất kỳ sự suy giảm lâm sàng nào do tiến triển của bệnh. Một trong những dấu hiệu sớm của sự tiến triển xấu của bệnh là bệnh nhân phải làm việc quá mức về mặt hô hấp. Nếu điều này được quan sát thấy, bệnh nhân nên đặt nội khí quản vì bất kỳ sự gia tăng nhịp thở nào và tạo ra áp lực âm quá mức trong lồng ngực để di chuyển không khí đã được chứng minh là có thể gây ra chấn thương phổi tự gây ra. Xác định nỗ lực thở của bệnh nhân trong quá trình tiến triển của bệnh hô hấp không phải lúc nào cũng dễ dàng. Để định lượng chính xác hơn nỗ lực thở của bệnh nhân, áp lực thực quản, mặc dù không được sử dụng phổ biến, có thể cần thiết ở những bệnh nhân này để đo sự phát sinh thay đổi áp lực trong lồng ngực. Sự thay đổi áp lực thực quản từ 5 đến 10 cmH2O có thể được dung nạp tốt. Tuy nhiên, nếu tạo ra sự thay đổi áp lực thực quản > 15 cmH2O, nguy cơ tự gây tổn thương phổi tăng lên, và phải tiến hành đặt ống nội khí quản ngay lập tức. Nếu đặt nội khí quản chậm trễ trong tình huống này, và diễn biến lâm sàng đột ngột hơn nữa, nó có thể liên quan đến giảm oxy máu và trụy tim mạch, và có thể phải đặt nội khí quản khẩn cấp, điều này khiến nhóm NVYT gặp rủi ro trong MAGP. Đương nhiên, việc theo dõi nỗ lực hô hấp bằng áp kế thực quản trong một trận đại dịch là không thực tế.
Vẫn chưa rõ rằng việc trì hoãn đặt nội khí quản ở bệnh nhân COVID-19 cuối cùng yêu cầu đặt nội khí quản có lợi ích gì không. Tuy nhiên, dữ liệu được thảo luận trước đây hứa hẹn rằng một số bệnh nhân có thể được lợi và những người khác có thể tránh được việc đặt nội khí quản. Các khuyến nghị hiện tại của Surviving Sepsis Campaign cho COVID-19 thảo luận về việc sử dụng NIV và CPAP qua mũ trùm đầu so với NIV qua mặt nạ. Mũ trùm đầu CPAP chắc chắn là một lựa chọn điều trị đã được sử dụng ở Ý trong hơn một thập kỷ và đã được sử dụng rộng rãi trong đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, trong các khuyến nghị hiện tại của Surviving Sepsis Campaign, không thể đạt được sự đồng thuận về tính an toàn hoặc hiệu quả của nó trong COVID- 19, đặc biệt ở những bệnh nhân cuối cùng cần đặt nội khí quản và hỗ trợ thở máy.
Các bài viết chia sẻ từ Dược sĩ Lưu Anh được tổng hợp lại từ các bài viết của Bác sĩ, Dược sĩ chuyên môn hàng đầu tại Việt Nam, các bài dịch từ phiên bản Tiếng Anh của các tạp chí y khoa lớn như Pubmed, Drugs.com, FDA, The Lancet,... Đặc biệt, Dược sĩ Lưu Anh liên tục cập nhật các Guideline hướng dẫn điều trị mới nhất của các bệnh được biên dịch lại bởi các bác sĩ đầu ngành từ các tài liệu Guideline của tổ chức uy tín trên thế giới mang đến nguồn tài liệu uy tín, cập nhật mới liên tục cho cộng đồng chuyên môn bác sĩ, dược sĩ.